Các loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây cà chua phần 2

moc suong tren ca chua

Trong quá trình trồng trọt, cây cà chua thường xuyên bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Nắm rõ các loại sâu bệnh phổ biến và cách phòng trừ hiệu quả là điều vô cùng quan trọng đối với người nông dân. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây cà chua, cùng với những biện pháp phòng trừ hiệu quả, giúp bạn bảo vệ cây trồng và nâng cao năng suất thu hoạch.

Tác động tiêu cực của các loại bệnh nấm hại đối với cây cà chua

  • Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
    – Sự nhiễm bệnh chỉ xuất hiện quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Vết bệnh thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.
    – Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
  • Giảm năng suất và chất lượng: Sâu bệnh hại làm giảm năng suất thu hoạch, ảnh hưởng đến kích thước, hình dạng và hương vị của quả cà chua.
  • Tăng chi phí sản xuất: Để phòng trừ sâu bệnh, người nông dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường.

Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua là vô cùng quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả sẽ giúp bảo vệ cây cà chua phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất và chất lượng quả, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Một số loại nấm bệnh thường gặp ở cây cà chua

Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans):

moc suong ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, hoa, trái.
  •  

    Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.

  •  

    Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.

  •  

    Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng.

  •  

    Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.

  •  

    Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm và mát, nhiệt độ từ 18-220C.

Dấu hiệu trên cây trồng:

  • Lá cà chua xuất hiện đốm nâu, vàng úa, sau đó lan rộng ra toàn bộ lá.
  • Thân và quả cà chua cũng có thể bị nấm tấn công, gây thối nhũn.

Tác hại:

  • Gây hại nặng cho cây cà chua, làm giảm năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ vườn ươm.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối
  • Duy trì ẩm độ hợp lý.
  • Sử dụng thuốc BVTV
    – Validamycin
    – Trichoderma
    – Ningnanmycin
    – Kasugamycin.
    – Pencycuron.
    – Iprodione….

Héo rũ chết vàng (Fusarium oxysporum):

heo ru chet vang ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, bệnh phá hại các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây bị bệnh lá bị héo vàng rồi khô chết.
  • Phần giáp vết bệnh có màu nâu hay màu xám nham nhở. Thân giáp mặt đất thường khô tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới không rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng mịn, phớt hồng.
  • Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Héo rũ lở cổ rễ (Rhizoctonia solani):

Heo ru lo co re ca chua Rhizoctonia solani

Đặc điểm nhận dạng:

  • Bệnh phá hại ở rễ, và thân.
  • Khi nấm xâm nhập sớm làm cây con bị héo rũ ngay. Rễ và thân giáp mặt đất có nhiều u sần sùi, vết bệnh có màu nâu bao quanh, sau đó bị thối. Nếu trời ẩm ướt thì trên vết bệnh có lớp nấm trắng ngà.
  • Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 20-250C.

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii):

Heo ru trang goc ca chua Sclerotium rolfsii

Đặc điểm nhận dạng:

  • Bệnh xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng của cây và gây hại trên thân, gốc sát mặt đất.
  • Vết bệnh ở gốc có màu nâu nhạt và thường có tản nấm trắng xốp. Bệnh thường làm mục nát lớp vỏ bao quanh thân.
  • Nấm nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25-300C.
  • Bệnh phát sinh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn giống sạch bệnh.
  • Luân canh với các cây trồng khác họ.
  • Không tưới nước quá ẩm.
  • Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước.
  • Vệ sinh đồng ruộng
  • Biện pháp hóa học
    – Ningnanmycin (Sucker 2SL, 4Sl, 8SL);
    – Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP);
    – Tetramycin (Mikcide 1.5SL).

Đốm vòng (do vi khuẩn Alternaria spp):

dom vong ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Các đốm tròn nhỏ màu tối, sau đó mở rộng thành các vết thương hình tròn với các vòng đồng tâm
  • Những vết thương hình elip xuất hiện trên thân và cuống lá
  • Nguyên nhân gây thối trái (xanh hoặc chín), vết thương lớn màu tối phát

Điều kiện gây bệnh:

  • Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại trong hạt giống, tồn tại trong tàn du thực vật hoặc cây cà chua hoang dại và cây hoang dại thuộc họ cà
  • Lá ẩm ướt thời gian dài do mưa thường xuyên, tưới tiêu hoặc sương thuận lợi cho sự phát triển bệnh
  • Những cây bị ức chế dễ bị ảnh hưởng

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng trừ:

  • Xử lý hạt giống
  • Hạt giống miễn nhiễm bệnh
  • Luân canh cây trồng
  • Biện pháp hóa học:
    -Azoxystrobin (Amistar 250 SC);
    -Propineb (Antracol 70WP); Zineb (Zineb Bul 80WP)
    -Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC; Trobin top 325SC)
    -Chlorothalonil (Arygreen 75 WP; Chionil 750WP; Forwanil 75WP)
    -Copper Oxychloride (PN – Coppercide 50WP)
    – Difenoconazole (Score 250 EC)
    – Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil gold)

Đốm xám lá (do nấm Stemphylium solani, Stemphylium lycopersici):

dom xam la ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Những đốm nâu đến đen đầu tiên xuất hiện trên cả lá non và lá già, chúng mở rộng với đường kính 1-2 mm.
  • Những đốm có thể vẫn còn màu nâu xung quanh hoặc phát triển thành màu xám ở chính giữa.
  • Nhiều vết thương làm lá chuyển vàng, nâu và rụng xuống. Sự rụng lá có thể rất nghiêm trọng
  • Những vết thương tương tự có thể xuất hiện trên thân non và cuống lá, trái không bị ảnh hưởng.

Điều kiện gây bệnh:

  • Lá ẩm ướt thời gian dài do mưa hoặc sương thuận lợi cho bệnh phát triển
  • Nhiệt độ vừa phải tới ấm áp cũng thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại như một thực vật ký sinh hoặc trên ký chủ thay thế, các cây họ cà khác và cỏ dại

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Giống kháng(nhiều giống sẵn có)
  • Vệ sinh vườn thường xuyên
  • Giữ độ ẩm trong vườn thấp
  • Biện pháp hóa học
    -Tebuconazole (Forlita 250 EW)
    -Azoxystrobin + Chlorothalonil (Ortiva 560SC)
    -Iprodione (Rovral 50 WP)
    -Difenoconazole (Score 250 EC)

Bệnh phấn trắng (do nấm Leveillula taurica, Oidiopsis sicula, Erysiphe cichoracearum):

benh phan trang ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Vết thương màu xanh sáng hoặc màu vàng xuất hiện trên mặt trên của lá.
  • Một lớp bột sáng bao phủ vết thương có thể xuất hiện trên cách lá thấp.
  • Dưới những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, bào tử và cành bào tử phát triển um tùm trên cả mặt trên và mặt dưới lá.
  • Lá bị xâm nhiễm nặng sẽ chết

Điều kiện gây bệnh:

  • Phạm vi ký chủ rộng, có thể trải qua mùa đông trên ký chủ cỏ dại.
  • Bào tử tồn tại trong gió.
  • Dưới điều kiện nhà kính, sự xâm nhiễm thích hợp với nhiệt độ dưới 30°C.
  • Ở các khu vực với nhiệt độ ban ngày cao, đêm mát thuận lợi cho sự xâm nhiễm do nấm

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng giống kháng hoặc chịu bệnh
  • Vệ sinh vườn thường xuyên
  • Giữ độ ẩm trong vườn thấp
  • Biện pháp hóa học
    Chlorothalonil (Daconil 75WP)
    Difenoconazole (Score 250 EC)
    Zineb (Guinness 72 WP)

Bệnh thán thư (do vi khuẩn Colletotrichum coccodes, Colletotrichum spp):

benh than thu ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Chỉ có triệu chứng trên trái chín.
  • Vết lõm nhỏ xuất hiện và mở rộng đường kính đến 12 mm. Ở giữa chuyển sang màu vàng nâu nhạt
  • Đĩa cành sản sinh ra đa số bào tử màu hồng cam trên bề mặt vết thương
  • C. coccodes cũng tấn công rễ và gây ra bệnh thối đen gốc

Điều kiện gây bệnh:

  • Mưa nhiều cần cho sự phổ biến và xâm nhiễm
  • Tác nhân gây bệnh tồn tại trong cây ký chủ thay thế, tàn dư thực vật, và trong hạt giống

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng hạt giống miễn nhiễm bệnh
  • Luân canh cây trồng
  • Làm giàn để không khí lưu thông và khô ráo
  • Hạn chế tưới phun
  • Biện pháp hóa học:
    -Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG)
    – Streptomyces lydicus WYEC (Actino-Iron 1.3 SP)
    -Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP)
    – Azoxystrobin + Dimethomorph + Fosetyl-aluminium (Map hero 340WP)
    -Cymoxanil + Mancozeb (Kanras 72WP)

Bệnh mốc xám (do nấm Botrytis cinerea):

moc xam ca chua

Đặc điểm nhận dạng:

  • Cây cà chua héo úa, vàng lá, chết rạp.
  • Nấm có thể tồn tại trong đất, nước và tàn dư cây trồng.

Dấu hiệu trên cây trồng:

  • Lá cà chua xuất hiện các vết nấm màu xám, nấm tấn công vào lá gây hoại tử.
  • Thân cà chua xuất hiện các vết nấm, lan dần gây hoại tử thân.
  • Cắt ngang thân cây thấy có màu nâu, mạch dẫn bị vàng.

Tác hại:

  • Gây chết cây cà chua, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.