Hướng dẫn kỹ thuật làm bông cho cây sầu riêng

hoa sau rieng 2

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, việc trồng sầu riêng hiệu quả không hề đơn giản, đặc biệt là kỹ thuật làm bông cho cây. Bông sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng quả. Do vậy, việc nắm vững kỹ thuật làm bông cho cây sầu riêng là vô cùng cần thiết.

Thời điểm nào thích hợp để làm bông cho cây sầu riêng?

Thời điểm thích hợp để làm bông cho cây sầu riêng phụ thuộc vào một số yếu tố:

Vùng miền:

  • Miền Nam: Thích hợp nhất là vào tháng 12 đến tháng 3, vì đây là giai đoạn sau mùa mưa, cây đã tích lũy đủ dinh dưỡng và bắt đầu phân hóa mầm hoa.
  • Miền Tây: Có thể làm bông sớm hơn, từ tháng 10 đến tháng 12, do ảnh hưởng của mùa khô.

Giống sầu riêng:

  • Ri6: Thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3.
  • Monthong: Thường ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2.

Tình trạng cây:

  • Cây phải khỏe mạnh, đủ lá (tùy theo từng vùng miền), lá già, không sâu bệnh.
  • Cây phải thông thoáng, đủ nắng và trải qua thời gian khô hạn (nắng ấm không quá gắt).

Dấu hiệu cây sầu riêng sẵn sàng ra bông:

  • Cây ngừng ra đọt non.
  • Lá chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Cây xuất hiện “mắt cua” (chồi hoa) ở nách lá.

Có những phương pháp nào để làm bông cho cây sầu riêng?

Chuẩn bị bộ lá trước khi làm bông:

Để đảm bảo cây đủ sức ra bông nhiều, đậu trái tốt thì bộ lá phải có những đặc điểm sau:
– Số lượng: phải có ít nhất 2 – 3 cơi lá (cây đã ra được 2 lần đọt và lá đã già hoàn chỉnh)
– Chất lượng: lá không bị bệnh – sâu – rầy tấn công, lá khỏe, dày bóng.

bo la truoc khi lam bong

Kỹ thuật cắt tỉa cành:

– Lặt bỏ cành tăm, cành không có khả năng mang tránh
– Phun rửa rong rêu trên cây bằng các thuốc gốc đồng, hoặc có tính chất tương tự.
– Phun và tưới gốc thuốc trị thán thư, sương mai toàn cây (phun lên lá, thân, cành, gốc)

Chú ý: Phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành vì những nơi đó dễ bị lưu tồn mầm bệnh thán thư và đồng thời cũng là nơi ra

Nên cắt tỉa sau khi thu hoạch quả và trước khi làm bông 15-20 ngày.

Kỹ thuật bón phân:

Bón phân kích ra hoa:

  • Bón lót trước khi làm bông 15-20 ngày với các loại phân hữu cơ hoai mục như phân chuồng, phân compost, đặc biệt là phân lân ( Lân như Văn Điền, Ninh Bình, Long Thành, DAP), bón gốc các loại NPK có thành phần lân cao như 10-50-10, 5-15-5.
  • Liều lượng tùy vào độ tuổi cây, sức cây, mức độ xanh tốt của cây mà dùng liều lượng khác nhau.
    + Ví dụ: Cây 5 năm tuổi bón từ 3 – 4 kg Lân
    – Cách bón: Bón khu vực dưới tán lá phạm vi 2/3 tán tính từ gốc ra ngoài.

Lưu ý:

  • Trước khi bón lân cần dọn sạch cỏ rác dưới khu vực tán lá, để bón Lân thẩm thấu xuống đất đạt hiệu quả cao.
  • Tưới nước thường xuyên cho lân tan hết 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Tưới 3 lần thì ngưng tưới và cắt nước hoàn toàn
  • Lượng phân bón cần điều chỉnh cho phù hợp với tuổi cây, tình trạng đất đai và thời tiết.
  • Bón phân theo tán cây, sau đó lấp đất và tưới nước.
  • Tiến hành xiết nước sau khi bón phân hoàn tất: Ngưng tưới nước từ 15-20 ngày trước khi muốn cây ra hoa.

Phun phân kích ra hoa:

– Thời điểm:
+ Sau khi bón phân Lân 10 – 15 ngày tiến hành phun tạo mầm lần 1.
+ Các phân bón lá có thể sử dụng: 10-60-10, Groflower 10-50-10, MKP Elite, Lân 86 kết hợp với phân bón lá chứa kali cao 7-5-44 + TE vi lượng.
– Liều lượng: Theo hướng dẫn trên bao bì
– Cách phun: Quan trọng phun ướt dạ cành, thân và mặt dưới lá
Lưu ý: Sau khi tạo mầm lần 1, quan sát biểu hiện cây và thời tiết thường xuyên, kiểm tra dạ cành để xem có mầm hoa hay không (mắt cua). Tùy số lượng nhiều hay ít, nếu chưa thấy xuất hiện mầm hoa thì phun tạo mầm lần 2 hoặc lần 3 phun như lần 1. Mỗi lần tạo mầm cách nhau 7 – 10 ngày.

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng nóng.

mat cua

Kéo bông:

– Khi kiểm tra có mắt cua sáng rõ thì bắt đầu kéo bông bằng các chất dinh dưỡng như Amino Axit, trung vi lượng, bổ sung phân có thành phần bo, kẽm, dưỡng bông.

– Có thể tưới nhấp bông sầu riêng dần dần như sau ( Lần 1: 30% nhu cầu nước, Lần 2: 50% nhu cầu nước, Lần 3: 70% nhu cầu nước)

– Tưới nước phục hồi: Sau khi mắt cua sáng, cần tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển, tưới từ từ không tưới nhiều ngay sau khi xiết nước thời gian dài có thể làm cây sốc nhiệt.

* Ở gian đoạn này theo kinh nghiệm ở nhiều nơi sẽ làm một cơi đọt song song trong quá trình làm bông.

*Lưu ý tưới nước cách gốc khoảng 1m, tránh tưới nước ngay gốc, tưới nhiều một lần. Mục đích là để cây hạn chế phóng đọt non.

hoa sau rieng

=> Tiến hành tỉa bông để lựa chọn số lượng bông cần thụ phấn.

Cách xử lý khi cây sầu riêng ra bông nghịch mùa?

Xác định nguyên nhân:

  • Do điều kiện thời tiết bất thường: mưa nhiều, nắng nóng kéo dài, …
  • Do kỹ thuật chăm sóc chưa đúng: bón phân không cân đối, tưới nước quá nhiều hoặc quá ít, …
  • Do sâu bệnh hại tấn công.

Biện pháp xử lý:

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho cây:

Che chắn cây để tránh mưa, nắng.

Tưới nước hợp lý, giữ cho đất đủ ẩm nhưng không quá sũng nước.

Bón phân cân đối, bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây:

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời.

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau khi làm bông?

Tưới nước:

  • Tưới nước giữ ẩm cho cây, không tưới quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tưới nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào lúc trời nắng nóng.

Bón phân:

  • Bón thúc sau khi cây ra hoa 10-15 ngày với phân NPK theo tỷ lệ 15-5-15 hoặc 20-10-10, bổ sung canxibo, bo kẽm, trung vi lượng,
  • Bón thúc sau khi đậu quả 30-45 ngày với phân NPK theo tỷ lệ 15-5-25, 17-7-27 hoặc tỉ lệ tương tự
  • Giai đọan sau 50 ngày có thể dùng kali trắng (K2SO4) liều lượng nhỏ, Kali Magie, NPK 15-5-25 hoặc 17-7-27
  • Giai đoạn 80 ngày trở đi thường dùng tập trung K2SO4, Kali Magie để sầu riêng vào cơm.

Phòng trừ sâu bệnh:

  • Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời.
  • Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

Một số biện pháp khác:

  • Che chắn cho cây nếu thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều.
  • Tỉa bớt các chùm hoa, quả non để tập trung dinh dưỡng cho các chùm hoa, quả chính.
  • Giữ cho vườn cây thông thoáng, sạch sẽ.

Lưu ý quy trình chỉ mang tính chất tham khảo, bà con nên tham vấn các kĩ sư nông học hoặc các chuyên gia để có một vụ mùa bội thu.