Cây trồng cũng giống như con người, cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh việc bón phân vào đất, sử dụng phân bón lá là phương pháp hiệu quả giúp bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và tăng năng suất. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại phân bón lá trên thị trường, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn bối rối. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết hữu ích để lựa chọn phân bón lá hiệu quả cho khu vườn của mình.
Loại cây trồng
Mỗi loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó việc lựa chọn phân bón lá phù hợp cần dựa trên đặc điểm sinh trưởng của từng loại cây. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn phân bón lá theo loại cây trồng:
- Cây rau màu: Nên sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao (N) để thúc đẩy sinh trưởng lá, thân, cành đặc biệt đối với những cây rau màu ăn lá. Đối với cây trồng ăn quả như (ớt, cà chua…) cần bổ sung thêm phân bón lá có hàm lượng lân (P) cao trong giai đoạn kích ra hoa và hàm lượng kali (K) cao trong giai đoạn đậu quả để tăng năng suất. Đồng thời thành phần trung vi lượng bón lá cũng rất quan trọng. Một số loại phân bón lá hữu cơ vi sinh, amino, seaweed, humic, fulvic cũng rất tốt cho cây rau màu, giúp cải thiện chất lượng đất và tăng cường sức đề kháng cho cây.
- Cây ăn quả: Cần sử dụng phân bón lá đa lượng (NPK) cân đối trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch cây cần phát triển bộ lá, tán cây nên sử dụng phân bón có đạm (N) tỉ trọng cao. Trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, nên bón thêm phân bón lá có hàm lượng Lân (P), kali (K) cao để giúp cây nuôi quả tốt. Bổ sung phân bón lá trung vi lượng, amino, seaweed, humic, fulvic… để tăng cường sức đề kháng cho cây và giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.
- Cây hoa cảnh: Nên sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân (P) cao để kích thích ra hoa. Bổ sung thêm phân bón lá có hàm lượng kali (K) để giúp hoa nở to và đẹp hơn. Kết hợp sử dụng phân bón lá trung vi lượng amino, seaweed, humic, fulvic giúp cải thiện khả năng phát triển, chống chịu stress. Sử dụng phân bón lá có chứa các chất kích thích sinh trưởng hợp lý cho từng giai đoạn để giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh (ví dụ giai đoạn đè cây của hoa cúc,…)
Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn cây con: Cây con cần nhiều đạm (N) để phát triển lá và thân. Nên chọn phân bón lá có tỷ lệ N cao, ví dụ như NPK 30-10-10 hoặc 20-10-10, 16-16-8. Có thể bổ sung thêm phân bón lá vi lượng để kích thích phát triển rễ và tăng cường sức đề kháng cho cây.
- Giai đoạn ra hoa: Cây cần nhiều lân (P) để thúc đẩy ra hoa và đậu quả. Nên chọn phân bón lá có tỷ lệ P cao, ví dụ như NPK 10-20-20 hoặc 10-50-10. Bổ sung thêm phân bón lá có chứa Bo (B) để giúp cây thụ phấn tốt hơn.
- Giai đoạn nuôi quả: Cây cần nhiều kali (K) để giúp quả to và chắc. Giai đoạn quả non nên sử dụng những loại phân như 15-5-25, 20-20-20. Nên chọn phân bón lá có tỷ lệ K cao ở giai đoạn giữa, trước thu hoạch, ví dụ như NPK 10-10-30 hoặc 5-15-35, kali trắng (SOP Solupotasse), Kali Magie (Mahalaabh). Bổ sung thêm phân bón lá có chứa canxi (Ca), Silic (Si) để giúp quả cứng cáp và bảo quản lâu hơn.
Tình trạng dinh dưỡng của cây
- Quan sát các triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng trên cây như: lá vàng úa, rụng lá, còi cọc, phát triển chậm chạp, v.v.
- Xác định loại đất trồng: đất cát, đất sét, đất thịt, v.v.
- Kiểm tra độ pH của đất.
- Sử dụng bộ dụng cụ thử đất để kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Thành phần của phân bón
Phân bón lá được chia thành hai nhóm chính dựa trên thành phần:
Phân bón lá hữu cơ:
- Nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên như phân chuồng hoai mục, phân xanh, rong biển, axit humic, fulvic, amino acid…
- Chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp cải thiện hệ vi sinh vật đất (Trichoderma, Mycorrhizae…), tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.
- Cung cấp các chất hữu cơ giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, giữ ẩm tốt.
- An toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Phân bón lá vô cơ:
- Chứa các nguyên liệu hóa học như NPK, vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng,…
- Cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây, giúp cây phát triển nhanh.
- Có hiệu quả cao trong việc khắc phục các tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cây.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều phân bón lá vô cơ có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Theo mục đích sử dụng
- Kích thích ra rễ: Sử dụng phân bón lá có hàm lượng Lân (P) cao, kết hợp với các vi lượng như Bo (B), Mo (Mo). Một số loại phân bón lá phổ biến: Humic, Atonik, NPK 10-50-10, Super Root…
- Kích thích ra hoa, đậu quả: Sử dụng phân bón lá có hàm lượng Kali (K) cao, kết hợp với Bo (B), Zn (Zn). Một số loại phân bón lá phổ biến: B1, MKP, NPK 10-20-30,…
- Bổ sung dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng: Sử dụng phân bón lá NPK đa lượng, có bổ sung các vi lượng thiết yếu như Ca, Mg, Fe, Cu, Zn… Một số loại phân bón lá phổ biến: Vejetamine, Humic, NPK 20-20-20, TE…
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng phân bón lá có chứa các hợp chất hữu cơ như neem, azadirachtin, chitosan…
⏩⏩ Mời quý vị và các bạn quan tâm theo dõi các nền tảng truyền thông để tìm hiểu, trao đổi và chia sẻ thêm về các kinh nghiệm trong đầu tư và sản xuất nông nghiệp cùng cộng đồng và chuyên gia tại:
- Youtube: Youtube.com/@Kythuattrongcayvn
- Facebook Page: Facebook.com/kythuattrongcay.vn/
- Facebook Group: Facebook.com/6441565519262518
- Tiktok: Tiktok.com/@kythuattrongcay.vn
- Shopee: https://shopee.vn/shop/87096923