Nghiên cứu về các mối quan hệ và tương tác của các dạng lân khác nhau trong đất và những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hữu dụng của lân là rất cần thiết trong việc quản lý lân có hiệu quả.
1. Sự tương tác của đạm với lân
Vì đạm chiếm ít nhất 1/2 tổng số ion cây hấp thu, nên có thể nói là sự hấp thu lân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự hiện diện của đạm trong phân bón. Đạm làm tăng sự hấp thụ lân của cây do: tăng sự phát triển của thân lá rễ, thay đổi sự trao đổi chất trong cây trồng, và tăng khả năng hữu dụng của lân. Khối lượng rễ tăng sẽ làm tăng khả năng hấp thu lân của cây. Phân đạm Ammonium có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu lân hơn là phân NO3–.
Hình 1. Đạm và Lân
2. Ảnh hưởng bởi cỡ hạt phân bón
Hiệu quả tương đối của phân lân chịu ảnh hưởng của kích thước hạt phân và khả năng hòa tan trong nước của phân lân. Phản ứng của cây trồng đối với phân lân được cải thiện với phosphate ít tan hay không tan trong nước trên cả hai loại đất chua và kiềm khi chúng được bón bằng dạng bột hay dạng hạt thật mịn và trộn đều với đất trong vùng rễ.
Hình 2: Cấu trúc P2O5
Bởi vì, phân lân hòa tan trong nước nhanh chóng bị biến đổi thành những phản ứng lân ít hòa tan trong nước hơn, nên nếu làm giảm sự tiếp xúc giữa đất và phân bón sẽ cải thiện được hiệu quả của phân lân. Tăng cỡ hạt hay bón phân theo hàng sẽ làm giảm sự tiếp xúc giữa đất và lân và duy trì được nồng độ lân trong dung dịch trong một thời gian dài so với phương pháp bón rãi nếu phân lân có cỡ hạt mịn. Phần lớn phân lân bán trên thị trường có chứa 90% hay hơn lượng lân tan trong nước, và cỡ hạt của MAP và DAP là 0,84 – 3,0mm. Vì vậy, so sánh với phân bón vãi, bón lân theo hàng sẽ tăng mức độ hữu dụng của lân đối với cây trồng, đặc biệt trên những loại đất nghèo lân. Với phân lân dạng lỏng (APP), cỡ giọt phun thay đổi tùy theo kiểu dụng cụ bón, nhưng thông thường bón phân lân dạng lỏng theo hàng sẽ tăng mức độ hữu dụng của lân so với phun đều trên mặt đất.
3. Ẩm độ đất
Ẩm độ đất có ảnh hưởng đến hiệu quả và sự hữu dụng của các dạng phân lân khác nhau. Khi đất có độ ẩm đồng ruộng, khoảng 50 – 80 % lân hòa tan trong nước có thể di chuyển khỏi hạt phân trong vòng 24 giờ. Ngay khi ẩm độ đất chỉ 2 – 4 % thì cũng có đến 20 – 50 % lân hòa tan trong nước ra khỏi hạt phân trong vòng 1 ngày.
Hình 3: Độ ẩm
4. Liều lượng phân bón
Bón một lượng thấp phân lân hòa tan trong nước có thể tốt hơn là bón một lượng cao. Nhưng nếu không thể áp dụng liều lượng bón tối hảo, nên bón ít lượng phân lân hòa tan trong nước. Mặc dù tất cả phân lân cuối cùng đều hình thành các hợp chất lân ít hòa tan hơn, nhưng nồng độ lân trong dung dịch sẽ tăng khi bón phân lân. Theo thời gian nồng độ giảm khi các hợp chất lân bị kết tủa thành các dạng ít hòa tan. Trong thời gian kéo dài, sự gia tăng nồng độ lân trong dung dịch phụ thuộc vào lượng lân được bón, phương pháp bón, lượng lân bị cây trồng lấy đi, và các đặc điểm ảnh hưởng đến sự hữu dụng của lân trong đất.
5. Lân tồn dư
Hình 4. Hồ nước bị ô nhiễm do quá nhiều lân (https://www.flickr.com/photos/mpcaphotos/5269202787)
Khi bón một lượng phân lân vào đất cao hơn lượng phân lân lấy đi do cây trồng hấp thu, thì lượng lân tồn dư dần dần được tăng lên, kèm theo sự tăng lên nồng độ lân trong dung dịch. Trên cả hai loại đất chua và kiềm, lợi ít của lân tồn dư kéo dài 5 – 10 năm hay hơn nữa. Thời gian kéo dài ảnh hưởng của lân tồn dư chịu ảnh hưởng bởi lượng lân bón thừa. Theo sau là sự giảm nhanh lân hữu dụng trong năm đầu sau đó giảm 2 -7 ppm /năm tùy thuộc vào lượng lân bón vào. Ở cuối thí nghiệm, kết quả phân tích cho thấy là lân trong đất cao gấp 2,4 – 8 lần ở các công thức bón phân so với công thức không bón phân lân. Phân lân luôn được khuyến cáo là nên bón khi kết quả phân tích theo phương pháp Olsen có nồng độ < 15ppm, và có sự gia tăng hiệu quả kinh tế khi kết quả phân tích đất < 10 ppm.
Có một số vấn đề đặt ra là có cần thiết bón phân lân không, khi mức độ lân tồn dư cao. Trong trường hợp này nên bón lót phân lân với liều lượng thấp, hay bón cùng lúc gieo hạt là có lợi trên những loại đất có hàm lượng lân cao và khi cây trồng bị tác động bởi các yếu tố môi trường như lạnh, ẩm ướt và bệnh. Mặc dù lân tồn dư có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng, nhưng bón thêm phân lân theo hàng có thể làm tăng tối đa năng suất cây trồng.
6. Nội dung chú ý về phân lân
Hình 5. Cây ngô bị thiếu lân
Ảnh hưởng của phân lân chậm và kéo dài trong nhiều năm, vụ đầu bón lân thường không có ảnh hưởng nổi bật.
Đối với đất lúa nước các dạng lân cây đều sử dụng được, phân lân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất của cây trồng.
Những vùng đất giàu lân thường có độ phì tự nhiên cao, ở những vùng đất có độ phì tự nhiên thấp bón lân có hiệu lực rõ hơn đất có độ phì tự nhiên cao.
Cây họ đậu rất mẫn cảm với các loại phân lân và có khả năng hấp thu các loại phân lân khó tiêu như apatite, phosphoric…
Bón lân dễ tiêu lâu ngày cần chú ý bổ sung thêm kẽm cho đất.